Sunday, November 20, 2016

Gà chọi trong lịch sử và sinh hoạt của người Việt - Phần 2

Tiếp nối phần 1 thì ở phần 2 này Chiến Kê Hà Nam xin được viết tiếp về chủ đề "Gà chọi trong lịch sử và sinh hoạt của người Việt "
Trong lịch sử nước nhà, sự bất khuất và dũng cảm của người dân Việt có những điểm tương đồng với sự bất khuất và dũng cảm của gà nòi. Nếu không kể đến Rồng là biểu tượng trong tưởng tượng thì có thể gà nòi là biểu tượng hoàn hảo nhất cho sự dũng cảm và bất khuất.

Gà chọi trong lịch sử và sinh hoạt của người dân Việt

Những dũng tướng điều binh góp phần bảo vệ giang sơn gấm vóc được biết đến trong lịch sử Việt Nam như Lê Văn Duyệt, Nguyễn Nhạc là những người am hiểu về cách nuôi cũng như thú chơi gà. Đặc tính can đảm của gà nòi phần nào ảnh hưởng đến cá tính và gây phấn khích trong cuộc chiến nhưng nếu gà nòi bị tuyệt chủng hay mất đi thì tinh thần chiến đấu và sự hứng thú của người trong thời thế cũng bị ảnh hưởng ít nhiều!
Gà nòi Việt Nam
Gà nòi Việt Nam
Theo một số sư kê thì có lẽ thú chơi gà chọi thịnh hành nhất là thời Nguyễn Lữ. Theo truyền thuyết, ông rất đam mê môn chọi gà và ông đã tuyển được giống gà chọi nổi tiếng ( theo một số sư kê ở Bình Định thì giống gà này vẫn còn lưu truyền tới ngày nay ). Có lẽ từ lòng đam mê, với cách quan sát các thế đá của nhiều loại gà khác nhau nên ông đã sáng tạo ra bài võ " Hùng kê quyền " nổi tiếng xưa nay. Tức là dùng đòn thế hiểm của gà đá mà có thể lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều, nhỏ con có thể thắng người to khỏe.

Trong giới chơi gà nòi thì các tay chơi mới vào nghề rất kính trọng và khâm phục các sư kê và lớp đàn anh trong nghề. Người chủ gà chỉ được các tay chơi gà biết đến nếu con gà lập được công trạng. Qua kinh nghiệm và cách chăm sóc tập luyện mỗi một con gà nòi ra đấu trường đều mang niềm tự hào cho người chủ kê. Các tay chơi gà thường bỏ nhiều thời gian chăm sóc gà nòi và đôi khi dẫn đến sự ham mê thái quá. Khi nghe đến một chiến kê tài giỏi thì dù xa cách mấy họ cũng tìm đến và nài nỉ mua cho bằng được.

Chơi và nuôi gà chọi không phân biệt sang hèn, giàu hay nghèo. Từ đặc tính văn hóa cổ truyền này, đạo kê được hình thành và ra đời. Những người trẻ tuổi chập chững bước vào thú chơi gà chọi thường "tầm thầy học đạo" trong quan hệ sư phụ và đệ tử. Đối với một sư kê thì niềm tự hào lớn nhất của họ là khi dòng gà của mình ra trường đá thắng một con gà lừng danh khác đã có tên tuổi trên đấu trường. Những trận đấu "để đời" như thế được kể lại và truyền miệng, tên tuổi của họ được nhiều người nể nang và biết đến

Các sư kê thường giữ dòng gà riêng cho mình và không muốn thất thoát ra ngoài, đây là lý do tại sao gà mái gốc không được bán ra. Họ lo ngại khi dòng gà lọt ra ngoài sẽ giúp các đối thủ khám phá ra thế đá riêng của dòng gà đó và tìm cách khắc phục. Người xưa thường có câu " Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng". Câu nói này không chỉ áp dụng trong binh gia mà nó còn được áp dụng trong phép chọi gà. Các dòng gà vô địch thường vô giá và không thể nào mua ngay cả bạn bè thân.

Nguồn: Chiến Kê Hà Nam - Ngọc Hà

Bài viết liên quan

0 nhận xét:

Post a Comment